BÀI THI DÂN VẬN
“Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, CS, GD trẻ là cầu nối gắn kết giữa nhà trường và phụ huynh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình GDMN”
Trong thời đại công nghệ 4.0, ứng dụng công nghệ số là một bước đột phá để đưa công tác giáo dục lên tầm cao mới. Điều này đã được Thành phố Hải Phòng nói chung, các quận/ huyện nói riêng đã và đang chú trọng coi công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có ngành giáo dục huyện An Lão. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học ngành giáo dục thực hiện mạnh mẽ các hoạt động như: tuyển sinh đầu cấp trực tuyến, quản lý nhà trường trên cơ sở dữ liệu ngành, sử dụng phần mềm thu không dùng tiền mặt, phần mềm duyệt giáo án, phần mềm hỗ trợ nuôi dưỡng,...
Đứng trước thách thức và yêu cầu phát triển của nhà trường trong xu thế hiện đại số và chúng tôi cũng xác định đây chính là cơ hội, là phương tiện rất hữu ích giúp nhà trường giải quyết được vấn đề phụ huynh bận rộn không có thời gian trao đổi trực tiếp với giáo viên và không tham dự đầy đủ các hoạt động của con ở trường mà vẫn nắm được tình hình của con/em mình. Điều đặt ra cho chúng tôi ở đây là “Thực hiện chuyển đổi số như thế nào để việc gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất?”.
Tôi tin chắc rằng các nhà trường đều đã đưa yếu tố chuyển đổi số vào các hoạt động của nhà trường như Website, Zalo, Facebook,… giúp cho công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ đươc tốt hơn. Tuy nhiên, với đặc thù của trường chúng tôi là ở vùng nông thôn, phụ huynh đa số là công nhân, nông dân và một số nhỏ ngư dân nên việc tiếp cận thông tin, kỹ năng ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Rút kinh nghiệm của năm học trước, ngay từ khi chuẩn bị vào năm học 2024-2025, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng những mục tiêu, xác định các nội dung, hình thức cho việc ứng dụng công nghệ số để phù hợp với nhận thức, điều kiện của phụ huynh để tạo mối gắn kết, truyền tải, tương tác qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngoài việc xây dựng kế hoạch, thiết kế cho từng thời điểm để làm công tác truyền thông giáo dục, chúng tôi còn xây dựng Website như “nhà truyền thống”, “bảo tàng” online- nơi trưng bày những hình ảnh sống động, chân thực, chất lượng nhất của nhà trường và đưa thêm kho học liệu là các video do tập thể giáo viên trong trường xây dựng, sưu tầm để phụ huynh có thể tham khảo giáo dục trẻ tại gia đình. Trang website, Fanpages của nhà trường là kho dự trữ tài liệu rất phong phú, nhà trường thường xuyên cập nhật các thông tin, các hoạt động hàng ngày, đây là nguồn tài liệu để phụ huynh có thể thường xuyên cập nhật và tìm hiểu về các hoạt động và các thông tin của nhà trường. Theo đó, chỉ cần truy cập vào website hay Fanpage của trường, phụ huynh có thể dễ dàng tra cứu tất cả các thông tin cần thiết từ công tác tuyển sinh, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động của nhà trường. Đồng thời đây còn là kênh quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu rất tốt. Nhờ có lưu lại video hình ảnh để cho các phụ huynh có thể theo dõi nhìn vào đó để thấy được quá trình hoạt động của nhà trường.
Ban quản trị trang website hàng ngày đăng tải các nội dung, các hoạt động của nhà trường và có thể liên kết các đường link truy cập vào trang gửi vào zalo nhóm lớp cho phụ huynh cập nhật được kịp thời hơn. Mặt khác khi những nội dung, thông tin trên trang website là nội dung chính thức đã được kiểm duyệt, website là xây dựng niềm tin và quảng bá hình ảnh uy tín, chất lượng của nhà trường đến phụ huynh.
Fanpage: (https://www.facebook.com/profile.php?id=100063533468453&mibextid=LQQJ4d
Website và Fanpage cũng là nơi giao tiếp trực tiếp giữa nhà trường với phụ huynh. Thông qua những góp ý, chia sẻ này, nhà trường có thể biết được mong muốn, nguyện vọng của phụ huynh, từ đó có sự điều chỉnh, cân bằng cho phù hợp nhất với nhu cầu chung của xã hội.
Chính vì thế, chúng tôi đã tích cực học tập để phát triển “Không bỏ lại phía sau” thời đại. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng và ngoài những giá trị tuyệt vời do công nghệ mang lại cho công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thì còn có một giá trị tinh thần đẹp nữa cũng đến từ công nghệ, đó là sự gắn kết giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường.
Để dễ trao đổi thông tin tới phụ huynh các lớp, thay vì chúng tôi trao đổi bắc cầu qua giáo viên (điều này đôi khi có những giáo viên trao đổi chưa được rõ), nhà trường thành lập nhóm Group Zalo bao gồm toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh của 16 lớp, CBGVNV toàn trường để trao đổi thông tin (Đường link: https://zalo.me/g/znldsg507) và ban giám hiệu sẽ trực tiếp giải đáp những thắc mắc hoặc vướng mắc của phụ huynh khi triển khai thực hiện tại lớp.
Hiện tại, giáo viên các trường nói chung và trường MN Sao Sáng nói riêng đã thành lập các nhóm Zalo để trao đổi, cập nhật thông tin về trường lớp, học tập, sức khỏe của con, những điều phụ huynh cần lưu ý trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, không chỉ dừng ở đó mà chúng tôi mong muốn giáo viên khai thác hơn nữa hữu ích của Zalo nhóm lớp này trong công tác phối kết hợp với phụ huynh như: gửi video/đường link/cách hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà và tạo mã QR các nội dung về dịch bệnh, sức khỏe, bài học,… được gửi qua zalo hoặc gài trên bảng tuyên truyền trước cửa lớp để phụ huynh quét mã.
Mỗi cuối tuần chúng tôi chỉ đạo các lớp đưa các nhiệm vụ cần phối hợp dạy trẻ ở nhà, phụ huynh sẽ quay video với các hoạt động trẻ ứng dụng thao tác ở nhà. Mỗi một tuần sẽ là một kĩ năng. Đặc biệt chúng tôi nhấn mạnh đến các bậc phụ huynh “không làm hộ trẻ”.
Hình ảnh phối hợp với phụ huynh qua Zalo lớp
Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non hoặc do tính chất công việc bận rộn phụ huynh không dành thời gian nhiều cho con…Chính vì thế, họ đã lạm dụng sự bùng nổ của công nghệ để trẻ tự chơi với điện thoại, nội dung đôi khi không phù hợp với trẻ, xem ti vi quá nhiều đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bố mẹ không có sự tương tác cùng con nên sự thấu hiểu của bố mẹ đến trẻ còn han chế. Hơn nữa trẻ mầm non tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, chinh phục và rất thích chơi điện thoại. Nắm được tâm lý này của trẻ, chúng tôi đã chỉ đạo và bồi dưỡng cho giáo viên thiết kế các bài giảng, trò chơi tương tác trên các phần mềm như: Microsoft PowerPoint, Ispring suite, Kidsmart, Construct 2, Kidspix, Movie Maker, Articulate 360, …với các nội dung trong chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những sản phẩm này, trước hết là để làm tài liệu số dạy trẻ, sau đó làm nguồn kho học liệu để phối hợp cùng phụ huynh “chơi mà học” cùng con ở nhà. Kết quả, trẻ vừa được tiếp cận với công nghệ mà vẫn rèn luyện được kiến thức, kỹ năng phù hợp với độ tuổi. Những sản phấm đó có trò chơi dành cho các bé, có những trò chơi, quyển sách điện tử dành cho phụ huynh và sản phẩm công nghệ số của các đồng chí tham gia dự thi cấp huyện đạt giải Nhất và Khuyến Khích. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phát động cho phụ huynh tham gia thi trả lời các câu hỏi về an toàn giao thông với các trò chơi qua phần mềm Wordwall. Qua các hoạt động này, phụ huynh hiểu hơn về chương trình học của trẻ, tham gia học cùng con và đã yên tâm khi sử dụng các trò chơi tương tác do các cô thiết kế để dạy con mình.
Bồi dưỡng công nghệ thông tin, trò chơi thiết bị số, ứng dụng CNTT trong dạy học
Ảnh thi công nghệ số cấp huyện | Ảnh thi công nghệ số cấp huyện |
Họp về công tác chuyển đổi số | Bồi dưỡng chuyển đổi số |
Cô ứng dụng CNTT vào dạy học | Cô ứng dụng CNTT vào dạy học |
Điều thành công hơn mà chúng tôi nhận thấy đó là nhiều phụ huynh đã chủ động sắp xếp thời gian để quan tâm tới trẻ hơn, bố/mẹ và các con gần gũi và thấu hiểu nhau nhiều hơn, phụ huynh cũng tự điều chỉnh bản thân về cảm xúc cũng như nắm được phương pháp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh trao đổi thường xuyên hơn với giáo viên trong quá trình hướng dẫn con ở nhà.
Phụ huynh hướng dẫn con học và lao động ở nhà
Khi thực hiện biện pháp ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động kết nối với phụ huynh mà Ban giám hiệu chúng tôi đã cập nhật, nắm bắt thông tin kịp thời giúp cho việc quản lý, chỉ đạo sát sao, hiệu quả về chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ toàn diện hơn. Bên cạnh đó, trường MN Sao Sáng xây dựng kế hoạch đầu tư CSVC cho việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong nhà trường.
Đồ dùng và thiết bị được phụ huynh ủng hộ
Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế như: Một vài đ/c CB, giáo viên, nhân viên chưa thực sự quan tâm nâng cao về ứng dụng CNTT trong nhà trường, còn ngại học tập đổi mới, chưa sắp xếp công việc khoa học để dành thời gian nghiên cứu học tập, thực hành về những phần mềm hữu ích trong công tác. Bên cạnh đó cơ sở vật chất như: Máy tính, đường truyền mạng Internet... của một số lớp, phòng ban chưa được nâng cấp thường xuyên, cập nhật kịp thời. Chưa có nhiều hình thức khuyến khích động viên phụ huynh để phụ huynh và trẻ thấy được việc tương tác, trao đổi thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin là biện pháp hiệu quả, thiết thực với xu thế hiện nay.
Để đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình GDMN, Tôi thiết nghĩ tập thể CB, GV, NV nhà trường nên chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
Một là cán bộ quản lý, giáo viên cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong nhà trường không để mình đi sau với thời đại. Bằng nhiều hình thức, cung cấp, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của UBND, của Sở, phòng GD&ĐT về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các các bộ phận trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn trong nhà trường. Họp hội đồng để tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về CNTT cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Tăng cường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ. Giao kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT cho các tổ, nhóm chuyên môn. Chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên báo cáo có ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đồng thời phát động phong trào dạy học có ứng dụng CNTT trong các hội thi chào mừng ngày 20/11, thi giáo viên dạy giỏi các cấp: Thi thuyết trình trực tuyến, xây dựng giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, thiết kế video dạy học trực tuyến,... sưu tầm, tuyển chọn các tiết dạy hay có ứng dụng CNTT để giáo viên tham khảo, học tập.
Hai là CB, GV, NV cần tích cực học tập với các hình thức khác nhau và đổi mới hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Quản lý CS, ND và giáo dục trẻ: Ban hành văn bản hướng dẫn và khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ mầm non, chỉ đạo GV nhà trường khai thác hiệu quả thiết bị CNTT sẵn có, bố trí ngân sách ưu tiên cho việc đầu tư CSVC cho việc ứng dụng CNTT. Căn cứ vào nhiệm vụ ứng dụng CNTT hàng năm sẽ cụ thể hoá và hướng dẫn GV triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ mầm non. Nhà trường triển khai họp Ban giám hiệu thống nhất định hướng theo hướng dẫn, xây dựng kế hoạch của nhà trường và tiến hành họp hội đồng sư phạm để triển khai kế hoạch đến các tổ chuyên môn và chỉ đạo từng giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT theo học kỳ, tháng, năm.
Ba là, BGH, TTCM có nhiều hình thức để thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, CS-ND và giáo dục trẻ đồng thời khuyến khích động viên giáo viên, trẻ kịp thời để việc ứng dụng công nghệ thông tin được hiệu quả hơn: Việc kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quản lý giáo dục. Có thể nói việc kiểm tra, đánh giá việc khai thác sử dụng, ứng dụng CNTT là một phần quyết định của việc ứng dụng CNTT có thành hay không? Cùng với việc kiểm tra, việc đánh giá đầy đủ, chính xác những thông tin thu được trong quá trình kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học trong Nhà trường, sẽ giúp cho quản lý đưa ra quyết định điều chỉnh cần thiết và kịp thời động viên khuyến khích giáo viên, trẻ kịp thời (Khuyến khích động viên những giáo viên còn hạn chế CNTT và một số giáo viên có tuổi ngại việc xử lý CNTT). Phát hiện những sai sót, sai lệnh trong các khâu bảo quản, ứng dụng, sử dụng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các sai sót đồng thời giúp cho người quản lý, chỉ đạo thu thập thông tin chính xác, kịp thời để đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, ứng phó mọi tình huống bất thường xảy ra.
Bốn là tăng cường công tác truyền thông tới phụ huynh để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của nhà trường như: Gửi bài, vi deo, đường link, các trò chơi, các HĐ…..để phụ huynh cùng tham gia, tích cực tương tác giữa phụ huynh với trẻ tạo nên nền tảng tốt từ gia đình đến nhà trường.
Năm là, BGH và đặc biệt là đ/c kế toán tích cực hơn trong công tác tham mưu, xây dụng các nguồn kinh phí để đầu tư về CSVC đáp ứng trang thiết bị tối thiểu và tạo điều kiện cho CB, GV, NV đáp ứng được nhu cầu CĐS trong thời đại công nghệ hiện nay.
Tôi tin rằng, không chỉ tập thể CB, GV, NV nhà trường và phụ huynh cùng quyết tâm mà toàn xã hội đều tích cực ứng dụng CĐS thì giá trị mang lại cho đất nước ta đó chính là những lớp trẻ ưu việt của tương lai. Bởi vì trẻ thực sự được quan tâm từ gia đình, nhà trường và cộng đồng, trẻ cảm thấy hạnh phúc, tự tin, vui vẻ và có kỹ năng tốt, thể hiện tình thương yêu với bố mẹ và yêu thích đến trường hơn. Đây cũng là một trong những thành công trong “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, tôn trọng quyền trẻ em” của tập thể trường MN Sao Sáng.
| NGƯỜI VIẾT Phạm Tiến Dung |