Phương pháp STEAM mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em hình thành tố chất trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Điểm mới lạ của STEAM là các môn khoa học, nghệ thuật quen thuộc được giảng dạy một cách sinh động, gắn liền với thực tiễn, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực phát triển giáo dục vào trong thực tế, cung cấp kiến thức toàn diện về năm lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Science (Khoa học - S): là các vấn đề liên quan tới vật lý ( thê giới chuyển động như thế nào, bánh xe chuyển động ra sao.); hóa học ( nhiệt độ như thế nào làm nước nóng và sôi .); sinh học ( cử động của cơ thể người, các giác quan). Ví dụ: “làm nhà có đèn phát sáng” có thể làm bằng cách bố trí đèn sao khi mở cửa ra thì đèn phát sáng. Khảo sát S: khảo sát khả năng thể hiện sự hiểu biết của trẻ về các sự vật, hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói. Technology (Công nghệ - T): là sản phẩm có thể chuyển động được nhờ sử dụng công nghệ hay là các hình ảnh download trên mạng, sử dụng công nghệ iphone, ipad, sử dụng robot, mô tơ. Ví dụ: khi giao cho trẻ một nhiệm vụ, trẻ có thể dùng máy tính, ti vi, ipad để thu thập thông tin, tổng hợp lại thành 1 cái hoàn hảo. Khảo sát T: Khảo sát sự quan tâm, hứng thú của trẻ với các sự vật, hiện tượng và khả năng khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan (sử dụng các giác quan để quan sát, ghi nhớ, thu thập thông tin về đối tượng). Engineering (Kỹ thuật - E): chính là
quá trình sáng tạo, sửa chữa, thiết kế ra một sản phẩm nào đó. Ví dụ: tạo ra ô tô có thể chuyển động được, ô tô có thể có người lái hoặc không có người lái. Trẻ tự tìm ra cách lắp ráp nhưng trước tiên phải biết ô tô đó như thế nào, chuyển động bằng gì. Khảo sát E: khảo sát việc thực hiện, phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt ( cắt, vẽ, xếp chồng.); khả năng nghe và hiểu lời nói, khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề đơn giản, thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động của trẻ bằng việc trải nghiệm thực tế. Art (Nghệ thuật - A) là sản phẩm sau khi hoàn thành nó sẽ được sử dụng để trưng bày hay dùng vào các mục đích khác nhau tùy theo sở thích của trẻ. Sản phẩm đó phải đẹp, mang tính thực tế. Khảo sát A: Khảo sát sự nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi (mạnh dạn tham gia hoạt động, mạnh dạn trả lời câu hỏi, cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao, biểu lộ cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận.), khả năng sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (tạo ra các sản phẩm, đặt tên cho sản phẩm.). Math (Toán học - M): trẻ biết trẻ cần bao nhiêu đồ dùng cho bài này, bao nhiêu bánh xe để ô tô chạy. Trẻ đếm bánh xe, hình học, nhận biết hình học. Khảo sát M: Khảo sát khả năng quan tâm đến số lượng và đếm, so sánh, sắp xếp, nhận biết hình dạng, vị trí trong không gian và định hướng thời gian so với bản thân. Khảo sát 5 yếu tố STEAM là khảo sát trẻ đầy đủ 5 lĩnh vực phát triển: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ. Thông qua hoạt động STEAM, trẻ được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm thực tế giúp trẻ ham học hỏi, tìm tòi, khám phá là tiền đề cho việc hình thành tố chất thông minh cho trẻ